Thủ Tục Mở Dịch Vụ Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đo 2021 – 3D Vina
Kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo là ngành nghề có điều kiện. ACC xin giới thiệu các điều kiện và Thủ tục kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo 2021.
- 1. Dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo là gì?
- 2. Điều kiện kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo
- 3. Thủ tục kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo
- Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
- Đối với công ty TNHH
- Đối với Công ty cổ phần
- Đối với Công ty hợp danh
- Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
- Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
1. Dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo là gì?
- Hiệu chuẩn chính là quá trình kiểu tra máy móc, thiết bị đo lường nhằm đảm bảo chắc chắn về chức năng hoạt động của máy móc, thiết bị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của xí nghiệp sản xuất.
- Dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo là dịch vụ do các cơ sở kinh doanh hiệu chuẩn thiết bị thực hiện, bao gồm các công việc chính là quá trình kiểm tra máy móc, thiết bị đo lường để đảm bảo được tình trạng vận hành năng suất của thiết bị đo lường trong quá trình sử dụng, bảo quản; sau đó đưa ra được các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời độ lệch của thiết bị đo cho phù hợp với mục đích sản xuất cả xí nghiệp hay mục tiêu nghiên cứu của cá nhân.
2. Điều kiện kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo
Điều kiện kinh doanh của cơ sở kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo được quy định tại Điều 23 Luật Đo lường 2011, cụ thể:
Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tư cách pháp nhân;
- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động:
- Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng.
- Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phù hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan.
- Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.”.
- Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động:
- Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động và theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.”.
- Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;
- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động: Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
- Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền: Có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận đăng ký).
3. Thủ tục kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo
Như đã nói, tổ chức kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo phải là là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Như vậy, để kinh doanh dịch vụ trên, người kinh doanh có thể đăng ký thành lập một trong các hình thức doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần. Ngoài ra, tổ chức kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo còn phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Thủ tục kinh doanh dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo gồm các bước sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Đối với công ty TNHH
Căn cứ theo Điều 22 của Luật Doanh Nghiệp quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, người đăng ký thành lập Công ty TNHH phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với Công ty cổ phần
Căn cứ theo Điều 23 của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần, người đăng ký thành lập Công ty Cổ phần phải chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với Công ty hợp danh
Căn cứ theo Điều 21 của Luật Doanh Nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh, người đăng ký thành lập công ty hợp danh phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Nộp hồ sơ:
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa bàn đặt trụ sở công ty.
- Thời gian giải quyết hồ sơ là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo để người đăng ký thành lập công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Nhận kết quả:
Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường: 01 (một) bộ hồ sơ
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực;
- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện;
- Văn bản quy định về quản lý chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm các nội dung chính sau: Nội dung, hình thức của chứng chỉ; việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ; kích thước và vị trí thể hiện số đăng ký (ĐK …) trên chứng chỉ để bảo đảm nhận biết dễ dàng bằng mắt thường; văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; văn bản quy định biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ (niêm phong, kẹp chì…) phải thực hiện khi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Nộp hồ sơ:
Hồ sơ được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Thủ tục giải quyết hồ sơ:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo (bằng văn bản hoặc qua điện thoại/fax/email) yêu cầu tổ chức đăng ký sửa đổi, bổ sung.
Nhận kết quả:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đăng ký. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo – dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị – hiệu chuẩn thiết bị đo
Tags: 3d vina, hiệu chuẩn, hiệu chuẩn thiết bị, máy đo 2d, máy đo 3d, máy đo cmm, sửa máy đo 2d, sửa máy đo 3d, sửa máy đo cmm, Thủ Tục Mở Dịch Vụ Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đo 2021 – 3D Vina