Khác nhau giữa kiểm định với hiệu chuẩn với hiệu chỉnh thiết bị
Liên hệ
- Vận chuyển giao hàng toàn quốc
- Phương thức thanh toán linh hoạt
- Gọi ngay +84 978.190.642 để mua và đặt hàng nhanh chóng
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Để tuân thủ quy định pháp luật thì các thiết bị được sản xuất cần được kiểm định an toàn, bên cạnh đó một số thiết bị đo lường cần được hiệu chuẩn đo lường. Tuy nhiên, mọi người còn hay nhầm lẫn giữa kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp nội dung Phân biệt kiểm định với hiệu chuẩn, hiệu chỉnh chi tiết nhất để các Quý đọc giả có thể hiểu hơn ba thuật ngữ này.
Phân biệt kiểm định với hiệu chuẩn, hiệu chỉnh chi tiết nhất
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm
Kiểm định:
- Theo khoản 13 Điều 3 Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa văn bản hợp nhất số 30/VBHN- VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 có quy định: Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Kiểm định an toàn hay kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kỹ thuật theo một quá trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
Hiệu chuẩn: Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011: Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo. Trong đó:
- Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
- Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
- Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
Hiệu chỉnh:
- Hiệu chỉnh là chỉnh sửa những sai sót của máy móc, thiết bị nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết của máy móc, thiết bị.
- Hiệu chỉnh một thiết bị đo là hoạt động kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) sao cho kết quả ở đầu ra đồng bộ với những yếu tố đầu vào của nó trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng thì một trang bị hiện đại như thế nào cũng sẽ vô dụng.
2. Những thiết bị, máy móc nào cần kiểm định
Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị: Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Kiểm định an toàn kỹ thuật máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương.
Danh mục các máy móc, thiết bị có yêu cầu kiểm định:
- Nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đun nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực, Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí;
- Thang máy, Thang cuốn;
- Thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…;
- Hệ thống lạnh;
- Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng;
- Đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas.
- Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện. Kiểm định an toàn hệ thống, thiết bị và dụng cụ điện là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định của Bộ Công Thương.
Danh mục thiết bị, dụng cụ điện có yêu cầu kiểm định:
- Máy biến áp;
- Máy cắt điện;
- Chống sét van;
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
- Cáp điện;
- Sào cách điện
- Kiểm định hệ thống chống sét.
Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Kiểm định hệ thống chống sét là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hệ thống chống sét. Theo quy định, các hệ thống chống sét phải kiểm định ít nhất một năm một lần.
Kiểm định. Hiệu chuẩn thiết bị đo lường: Theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2; và Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng và mua bán các thiết bị đo lường nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Phân biệt hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh
3.1. Hiệu chuẩn và kiểm định
Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.
Hiệu chuẩn phương tiện đo là thiết lập mối tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.
Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.
3.2. Phân biệt hiệu chuẩn và hiệu chỉnh
Hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh hoàn toàn khác nhau về bản chất, một bên là đánh giá sai số, kiểm tra tính chính xác của thiết bị đo, bên còn lại là điều chỉnh sữa chữa thiết bị về lại độ chính xác tin cậy.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Kiểm định là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa văn bản hợp nhất số 30/VBHN- VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 có quy định: Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4.2. Hiệu chuẩn là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011: Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
4.3. Hiệu chỉnh là gì?
Hiệu chỉnh là chỉnh sửa những sai sót của máy móc, thiết bị nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết của máy móc, thiết bị. Hiệu chỉnh một thiết bị đo là hoạt động kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) sao cho kết quả ở đầu ra đồng bộ với những yếu tố đầu vào của nó trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng thì một trang bị hiện đại như thế nào cũng sẽ vô dụng.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin để các Quý bạn đọc hiểu hơn về ba thuật ngữ Kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh. Tù đó, các Quý đọc giả có thể dễ dàng Phân biệt kiểm định với hiệu chuẩn, hiệu chỉnh chi tiết nhất. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc về phân biệt kiểm định với hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, Quý bạn đọc có thể liên hệ với 3D Vina để được hỗ trợ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.