1. Định nghĩa:
Phép đo được định nghĩa là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. Bản chất của phép đo chính là việc so sánh đại lượng cần đo (gọi tắt là đại đại lượng đo) với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị. (VIM 1993)
Ví dụ:Đo độ dài theo đơn vị mét; đo khối lượng theo đơn vị kilôgam, Trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện việc so sánh này là PTĐ, Kết quả phép đo cho ta biết giá trị của đại lượng cần đo. VD 15 m; 20 kg Mới: là quá trình thực nghiệm để thu được từ một hay nhiều gía trị đại lượng về một giá trị đại lượng một cách hợp lý (VIM 2007) (Lý do có thể định nghĩa cũ không bao quát phép đo gián tiếp).
2. Đo lường học
Đ/n: Là khoa học nghiên cứu về phép đo Có các lĩnh vực đo lường học chủ yếu sau đây: ĐLH lý thuyết NC về các đơn vị đo, các phương pháp đo, ĐLH ứng dụng NC về phép đo trong 1 lĩnh vực , ĐLH kỹ thuật NC về PTĐ, ĐLH hợp pháp NC về đơn vị, PTĐ,…
3. Phân loại phép đo
Căn cứ vào phương pháp nhận được kết quả đo, ta chia thành phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
a. Phép đo trực tiếp
Giá trị của đại lượng đo đọc trực tiếp được ngay trên bộ phận chỉ thị của PTĐ
VD: Cân thực phẩm bằng cân đồng hồ, đo chiều dài căn phòng bằng thước dây,v,v…
b. Phép đo gián tiếp
giá trị của đại lượng đo phải tính toán qua mối liên hệ đã biết giữa nó và các đại lượng liên quan có giá trị biết được bằng phép đo trực tiếp
VD: R = U/I, thêm: đo diện tích, đo thể tích thông qua- lưu lượng hoặc khối lượng và tỉ trọng hoặc đo kích thước chiều dài.
4. Kết quả đo
là đại lượng đo thu được từ phép đo bằng thực nghiệm từ một hay nhiều đại lượng.
5. Sai số của phép đo
5.1. Định nghĩa
Giữa kết quả đo và giá trị thực của đại lượng đo bao giờ cũng có một sự sai khác gọi là sai số của phép đo.
– Cân đo trực tiếp khối lượng vật
– Máy đo vạn năng đo trực tiếp điện áp Pin
– 2 PTĐ này có thể thực hiện phép đo dán tiếp: cân có thể dùng đo thể tích chất lỏng trong bình chứa khi biết tỉ trọng chất lỏng; Máy đo vạn năng có thể đo dán tiếp dòng điện bằng đo điện áp dơi trên 1 điện trở đã biết giá trị.
5.2. Phân loại sai số của phép đo
a. Theo hình thức biểu thị
Ta có sai số tuyệt đối, sai số tương đối của phép đo.
+ Sai số tuyệt đối Δ: là hiệu giữa kết quả đo Xđ và giá trị thực X của đại lượng đo. Vì giá trị thực là giá trị lý tưởng, ta chỉ có thể tiến gần đến nó nên trong tính toán thường thay nó bằng giá trị (thực) quy ước Xtq. Giá trị (thực) quy ước là giá trị đã biết với độ chính xác đủ dùng cho 1 mục đích nhất định . Ta có (bỏ “thực” theo VIM 2007):
Δ = Xđ – Xtq (1)
+ Sai số tương đối δ: là tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị (thực) quy ước của đại lượng đo và thường được tính theo phần guy:
δ = (Δ/ Xtq ) 100% (2)
b. Theo quy luật xuất hiện
Sai số của phép đo được phân thành sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên và sai số thô. Sai số thô là sai số mà độ lớn của nó khác biệt một cách bất thường so với sai số thường xẩy ra trong cùng điều kiện đo. Nguyên nhân gây ra sai số này là những sai hỏng trầm trọng của phương tiện đo, nhầm lẫn của người đo, hay sự thay đổi đột ngột của môi trường đo… Nhờ thận trọng ta có thể tránh được sai số này.
Tags: hiệu chuẩn thiết bị, phân loại phép đo, phép đo gián tiếp, phép đo hiệu chuẩn thiết bị, phép đo trực tiếp, sai số phép đo