Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất được xem là một giai đoạn của hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, gắn liền với các khu vực nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp. Người đảm nhận công tác quản lý sản xuất sẽ tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tuân thủ tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.
Vì sao quản lý sản xuất quan trọng với doanh nghiệp?
Quản lý sản xuất có mối quan hệ mật thiết với thành công của doanh nghiệp. Được thực hiện hiệu quả, nó có thể mang lại nhiều thành tựu to lớn, giúp doanh nghiệp có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Dưới đây là ý nghĩa quản lý sản xuất với doanh nghiệp:
Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đã đề ra
Quản lý sản xuất giúp công ty đạt được mục tiêu bán hàng và kinh doanh đã đề ra bằng cách sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng nếu hàng hóa được sản xuất đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Nâng cao uy tín kinh doanh
Một người tiêu dùng hài lòng thì chắc chắn sẽ muốn quay trở lại. Đó là lý do tại sao các công ty nên đảm bảo những sản phẩm chất lượng luôn được phân phối liên tục. Việc đảm bảo khách hàng của bạn luôn hài lòng sẽ củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp.
Giảm chi phí sản xuất
Quản lý sản xuất bảo đảm rằng các nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng một cách thận trọng. Hay nói cách khác, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng, các sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp sẽ được thay thế.
Quản lý sản xuất làm gì?
Có khá nhiều người thường thắc mắc “Quản lý sản xuất cần làm gì?”. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt của từng doanh nghiệp mà công việc quản lý sản xuất sẽ có sự khác nhau. Sau đây là những thông tin về công việc quản lý sản xuất cơ bản mà SimERP đã tổng hợp được để bạn có thể tham khảo.
Phân tích, lập kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh doanh nghiệp để phân tích đơn đặt hàng của khách hàng.
- Trực tiếp làm việc với khách hàng để thoả thuận và chốt các vấn đề liên quan đến ngân sách, thời gian sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dựa trên công suất máy móc và các nguyên vật liệu hiện có.
- Lên kế hoạch và lịch trình sản xuất nhằm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và của doanh nghiệp.
- Phân công nhiệm vụ một cách cụ thể cho từng bộ phận sản xuất.
- Hoạch định các nguyên vật liệu, nhân sự, thiết bị cần thiết cho mỗi đơn đặt hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục.
- Đảm bảo kế hoạch sản xuất được thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và nằm trong khuôn khổ ngân sách cho phép của doanh nghiệp.
- Cân nhắc khối lượng công việc đang tồn đọng từ đó lập kế hoạch sản xuất cho các đơn đặt hàng mới.
Theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất
- Chỉ đạo thực hiện đơn đặt hàng và điều chỉnh các kế hoạch sản xuất khi cần; phân công công việc cho các bộ phận, các giám sát sản xuất.
- Xây dựng, sửa đổi và bổ sung hướng dẫn sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Giám sát quy trình sản xuất, quá trình làm việc của nhân viên để đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, hàng hóa được sản xuất theo đúng hướng dẫn.
- Phát hiện kịp thời những sản phẩm bị lỗi. Điều tra các vấn đề có liên quan đến chất lượng của sản phẩm, phân tích nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục nhanh chóng.
- Thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo yêu cầu về vấn đề an toàn trong hoạt động sản xuất hàng ngày.
- Xác định máy móc mới cần thiết phục vụ cho công việc; sắp xếp nhân sự phù hợp với từng công việc.
- Theo dõi tiến độ của hoạt động sản xuất; đặt ra mục tiêu chất lượng cho bộ phận sản xuất và kịp thời tiến hành công tác đánh giá, giám sát.
Quản lý máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất
- Tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc, thiết bị sản xuất.
- Lập kế hoạch mua sắm các thiết bị, máy móc mới phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và đệ trình cấp trên để phê duyệt.
- Tổ chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các loại máy móc mới cho nhân viên, công nhân nhà máy.
Quản lý tuyển dụng và đào tạo nhân sự
- Sắp xếp vị trí, chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức các buổi kiểm tra tay nghề.
- Căn cứ vào tình hình sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu thực tế, lên kế hoạch và phối hợp với phòng nhân sự để tuyển dụng thêm các nhân sự cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Tham gia vào quá trình phỏng vấn nhằm tuyển chọn được những ứng viên có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Lập và triển khai kế các hoạch đào tạo nhân sự mới; đánh giá và bồi dưỡng các nhân viên tiềm năng.
- Tổ chức theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của công nhân sản xuất, đề xuất chế độ khen thưởng phù hợp nhằm động viên và thúc đẩy năng suất làm việc.
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý sản xuất doanh nghiệp gồm 6 bước chính:
Đánh giá năng lực sản xuất
Việc đánh giá năng lực sản xuất một cách định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thị trường tiềm năng cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự đánh giá, cân đối với năng lực sản xuất của mình, có đáp ứng được không và đáp ứng được ở mức độ nào?
Hoạch định nhu cầu về nguyên, vật liệu
Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, nhà quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu các loại nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành việc sản xuất theo kế hoạch.
Dựa vào nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp cần tính toán:
– Lượng nguyên liệu cần dùng
– So sánh lượng tồn kho sẵn sàng
– Tính ra lượng nguyên, vật liệu còn thiếu cần bổ sung.
Kết quả của 3 bước trên là tính toán được nhu cầu bán thành phẩm mà từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho bán thành phẩm sẵn sàng từ đó tính lượng bán thánh phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất.
Quản lý giai đoạn sản xuất
Nhà quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết khi sản xuất và thực hiện theo để đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất từ đó hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản phẩm, hàng hóa chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là vô cùng cần thiết. Quản lý, kiểm định hàng hóa, sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, chất lượng, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra ban đầu. Giai đoạn này buộc phải báo cáo các thông tin về số lượng, phản hồi của khách hàng để có kế hoạch điều chỉnh. Chất lượng sản phẩm là yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp.
Định giá sản phẩm
Định giá sản phẩm là một trong những bước quản lý sản xuất bắt buộc. Giá thành của sản phẩm phải được tính toán dựa trên chi phí cho nguyên vật liệu, hao mòn máy móc và hao phí lao động của nhân viên và dựa trên nhu cầu của thị trường. Giá của sản phẩm ngoài dựa trên các chi phí trên còn phải dựa trên mức giá của đối thủ. Chính vì vậy, nhà quản lý cần phải nghiên cứu thật kỹ càng trước khi tung sản phẩm ra thị trường hoặc trước khi ký hợp đồng.
Quản lý sau sản xuất
Sau khi hoàn thành các đơn đặt hàng, hợp đồng, nhà quản lý vẫn sẽ phải tiếp nhận các phản hồi của khách hàng. Việc bảo hành nhanh chóng và đúng quy định, đưa ra các phản hồi một cách khách quan cũng là yếu tố quyết định để nâng tầm giá trị của doanh nghiệp.
Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của ngành nghề sản xuất, mỗi công ty sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa trên tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất, doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:
Bộ phận quản lý: thường là vị trí giám đốc sản xuất, trưởng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của hoạt động sản xuất, giữ chức năng rất quan trọng trong doanh nghiệp. Tham mưu cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc hoạch định tổ chức các hoạt động sản xuất, bố trí nguồn lực nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác, vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp chế tạo ra hàng hóa, sản phẩm. Tại bộ phận này các loại nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành hàng hóa, sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận sản xuất phụ trợ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất chính, đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính có thể diễn ra liên tục và đều đặn.
Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của hoạt động sản xuất chính để tạo ra những loại hàng hóa, sản phẩm phụ.
Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được lập ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, thiết bị và dụng cụ lao động.
Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Hiểu được khái niệm quản lý sản xuất thôi chưa đủ, chúng ta cần tìm hiểu xem đâu là phương pháp quản lý sản xuất được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay.
Thông thường sẽ có 3 phương pháp sau:
Tổ chức dây chuyền: Tính liên tục là đặc điểm cơ bản của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết ở đây là phải chia nhỏ quy trình sản xuất thành từng bước theo một trình tự hợp lý nhất, liên quan chặt chẽ đến thời gian sản xuất. Mỗi bộ phận làm việc được phân công chuyên trách một bước nhất định. Do đó, bộ phận làm việc được trang bị máy móc,dụng cụ và thiết bị chuyên dùng sẽ hoạt động theo một chế độ phù hợp và có trình độ tổ chức lao động cao.
Sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương thức này là không thiết kế các quy trình công nghệ, bố trí dụng cụ, máy móc để sản xuất từng chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào những chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Những chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
Sản xuất đơn chiếc: Tổ chức sản xuất, chế biến hàng hóa, sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn hàng nhỏ. Với phương pháp này người ta không thiết kế quy trình công nghệ một cách chi tiết cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Quản lý sản xuất và điều hành
Ý nghĩa của quản lý sản xuất và điều hành
Quản lý điều hành chịu trách nhiệm việc quản lý quá trình chuyển đổi. Bộ phận này sẽ xử lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện liên tục và suôn sẻ. Đồng thời, quản lý điều hành phụ trách quản trị sản xuất và các quy trình khác như kết xuất dịch vụ.
Tóm lại, mọi công việc liên quan đến quản lý sản xuất chẳng hạn như thiết kế, thực hiện và kiểm soát là trách nhiệm và nhiệm vụ của quản lý sản xuất và điều hành. Mục đích duy nhất là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mong muốn cho khách hàng; đồng thời đảm bảo rằng mọi bên liên quan đều tuân thủ các chính sách do ban quản lý của doanh nghiệp đưa ra. Trọng tâm là để đảm bảo không có sự lãng phí nào trong và sau quá trình sản xuất; thông qua việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.
Chức năng của quản lý điều hành
Nhiệm vụ của quản lý điều hành đòi hỏi phải đảm bảo tài nguyên của doanh nghiệp được sử dụng đúng cách và đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo đầu ra đạt chất lượng. Dưới đây là các chức năng chính của quản lý điều hành:
Tài chính: đảm bảo rằng tài nguyên của doanh nghiệp được sử dụng đúng cách nhằm tạo ra sản phẩm làm hài lòng khách hàng.
Chiến lược: người quản lý điều hành cũng hỗ trợ phát triển các kế hoạch và chiến thuật có thể tối đa hoá các nguồn lực và sản xuất các hàng hóa, sản phẩm giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Thiết kế sản phẩm: đưa ra thiết kế sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn bám sát theo xu hướng thị trường.
Dự báo: dự đoán hiệu suất của hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai.
Tầm quan trọng của quản lý điều hành
- Đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ luôn có sẵn và tiếp cận khách hàng một cách kịp thời.
- Đảm bảo các nguyên vật liệu thô được chuyển thành công thành hàng hóa, sản phẩm hoàn chỉnh.
- Cải thiện năng suất làm việc chung của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tài nguyên được sử dụng đúng cách để hạn chế lãng phí và tăng lợi nhuận.
Lời kết
Qua nội dung bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu quản lý sản xuất là gì? Đây được coi là một công đoạn phức tạp và có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền lâu của một doanh nghiệp.
Tags: 3d vina, chất lượng sản xuất, hiệu chuẩn, hiệu chuẩn thiết bị, máy đo 2d, máy đo 3d, máy đo cmm, quản lý sản xuất, sửa máy đo 2d, sửa máy đo 3d, sửa máy đo cmm