CHLB ĐỨC – Bà Corinna Bischof là một chuyên gia vật liệu tại Công ty Thyssenkrupp Marine Systems. Tại sự kiện MS&D, bà đã nói về những ưu điểm của công nghệ in 3D trong ngành đóng tàu biển và một số trở ngại khi sử dụng chúng.
Bà Bischof, vui lòng cho biết đối với công nghệ in 3D điều bất thường nhất cho đến nay mà bà gặp phải là gì? Và vật liệu nào khó gia công nhất trong in 3D?
Các đơn đặt hàng in 3D ấn tượng nhất thường đến từ nghiên cứu và phát triển của công ty, và không may đây là vấn đề tuyệt mật của công ty! (Nên không được chia sẻ thêm về vấn đề này)
Nhưng nhìn chung, có thể nói rằng in 3D kim loại, chẳng hạn, cho phép tạo thành sản phẩm có các thành phần phức tạp, các cấu trúc bên trong và cấu trúc tổ ong của sản phẩm.
Đơn đặt hàng kỳ lạ nhất của tôi cho đến nay là in 3D meerkats để sử dụng làm phần thưởng trong một cuộc thi về sức khỏe và an toàn. Điều này hoàn toàn không liên quan đến các thành phần kỹ thuật để thay đổi.
Tất nhiên, mỗi vật liệu có cách xử lý khác nhau trong quy trình in 3D và chúng thì có những điểm mạnh hay điểm yếu riêng. Đó là những gì làm cho công nghệ này trở nên rất thú vị. Dù không muốn phân biệt đối xử với bất kỳ nhóm vật liệu cụ thể nào, nhưng làm việc với vật liệu làm từ niken là một cách tuyệt vời để thử thách bản thân của bạn.
In 3D so với sản xuất chồng lớp: Có sự khác biệt giữa hai cách gia công này không?
Thuật ngữ “in 3D” đã trở nên khá quen thuộc với công chúng, đó là từ hay sử dụng khi tôi nói chuyện với bạn bè chẳng hạn. Tuy nhiên, khi bạn nói “sản xuất chồng lớp”, chúng có thể gây bối rối mặc dù thuật ngữ này về cơ bản biểu thị cùng một nhóm công nghệ sản xuất.
Những lợi ích tuyệt vời của phương pháp này so với các kỹ thuật gia công truyền thống là gì? Ví dụ, công nghệ in 3D có thể được sử dụng để in phụ tùng thay thế trên tàu không?
Ưu điểm lớn nhất là sự tự do hình học linh hoạt mà công nghệ này cho phép thực hiện. Nó mở ra những lựa chọn thiết kế hoàn toàn mới và những cách hiện thực hóa những ý tưởng mà các phương pháp khác không thể thực hiện được. Đồng thời, một máy in cụ thể có thể được sử dụng để tạo ra các thành phần hoàn toàn khác nhau, miễn là bạn có đủ nguyên liệu.
Đây là lý do tại sao công nghệ này rất hấp dẫn đối với việc sản xuất phụ tùng thay thế tại địa phương. Tất nhiên, phụ tùng in 3D trên tàu sẽ là sản phẩm tối tân trong sản xuất chồng lớp. Trên thực tế, công ty Thyssenkrupp Marine Systems đã thử nghiệm điều này trên con tàu của công ty mang tên Hercules.
Điều gì khác biệt về các thành phần in 3D cho tàu hải quân?
So với nhiều phân khúc khác, việc đóng tàu hải quân phải tuân theo các thông số kỹ thuật đặc biệt nghiêm ngặt. Trong lĩnh vực này, các thuộc tính vật liệu và toàn bộ phần còn lại của chuỗi quy trình phải trải qua quá trình giám sát chặt chẽ trước khi một bộ phận được coi là an toàn và được phép đưa vào hoạt động. Về mặt chứng nhận các thành phần in 3D, công ty Thyssenkrupp Marine Systems được coi là đơn vị tiên phong, một thực tế là nhờ nhà sản xuất DNV GL đầu tiên trên thế giới đã cấp phép cho các bộ phận được sản xuất chồng lớp trong ngành hàng hải. Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đang tích cực thúc đẩy sự phát triển này. Tuy nhiên, chúng tôi đôi khi vấp phải các quy chuẩn và tiêu chuẩn chính thức được thiết lập từ lâu cho các bộ phận thông thường, nhưng không áp dụng được trong sản xuất chồng lớp.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng việc đóng tàu hải quân thường đi kèm với những thách thức vô cùng phức tạp khi nhiều bộ phận liên quan đến toàn bộ đội ngũ chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tags: 3d vina, hiệu chuẩn, hiệu chuẩn thiết bị, máy đo 2d, máy đo 3d, máy đo cmm, sửa máy đo 2d, sửa máy đo 3d, sửa máy đo cmm