Bảo dưỡng, bảo trì, quản lý kính hiển vi
- Người sử dụng kính hiển vi phải được đào tạo cơ bản về kiến thức liên quan.
- Người sử dụng kính lần đầu phải có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm.
- Đọc kỹ hướng dẫn của từng loại kính trước khi thao tác
Quy trình sử dụng kính hiển vi
Kính hiển vi ánh sáng truyền qua
- Bật công tắc khối nguồn
- Nhấn công tắc khởi động trên kính
- Đưa bộ lọc sáng vào trục quang học (nếu có)
- Chỉnh tâm hai thị kính vào trục quang học
- Tăng tụ quang (nếu có) đến vị trí cao nhất (sử dụng núm hội tụ tụ quang)
- Lựa chọn vật kính 10x đưa vào trục quang học
- Mở hoàn toàn màn chắn sáng và khẩu độ
- Đưa mẫu và dịch chuyển giá đỡ mẫu đến vị trí phù hợp để quan sát
- Điều chỉnh độ hội tụ
- Điều chỉnh diop và thị kính phù hợp với mắt
- Điều chỉnh độ hội tụ và chuẩn tâm tụ quang
- Lựa chọn vật kính có độ phóng đại mong muốn (lưu ý: khi thay đổi vật kính, có thể không quan sát được hình ảnh của mẫu, do đó phải điều chỉnh độ hội tu và khoảng cách giữa vật kính và mẫu).
- Khi chụp ảnh hoặc quan sát mẫu bằng camera, phải mở chốt ngăn trục quang học (chốt này thường ở ngay dưới ống nối camera)
- Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
Kính hiển vi soi nổi
- Bật công tắc nguồn.
- Điều chỉnh cường độ sáng thích hợp (nếu có)
- Điều chỉnh hai núm hội tụ một cách nhẹ nhàng để đạt được khoảng cách làm việc tốt nhất từ mẫu đến vật kính. (Chú ý: luôn phải điều chỉnh cả hai núm hội tụ ở hai bên thân kính, tránh để kính rơi tự do)
- Điều chỉnh khoảng cách giữa hai thị kính để phù hợp với mắt người quan sát.
- Điều chỉnh điốp để phù hợp với mắt.
- Điều chỉnh độ hội tụ và khoảng cách làm việc.
- Thay đổi độ phóng đại, nếu muốn.
- Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
- Bật công tắc nguồn.
- Điều chỉnh thị kính để phù hợp với mắt quan sát
- Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để quan sát bằng hai thị kính
- Đưa vật kính 10x vào trục quang học. Chỉnh thẳng chùm sáng
- Chỉnh tâm tụ quang
- Đưa mẫu lên giá và chỉnh tâm giá giữ mẫu
- Chỉnh tâm vật kính
- Điều chỉnh độ mở thích hợp của màng chắn khẩu độ và màng chắn trường
- Điều chỉnh độ hội tụ
- Chọn vật kính phù hợp và sử dụng một giọt dầu nhúng vật kính khi quan sát
- Điều chỉnh và lựa chọn chế độ quan sát thích hợp
- Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để ghi nhận hình ảnh bằng camera
- Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
Kính hiển vi huỳnh quang
Quan sát ảnh hiển vi trường sáng
- Bật công tắc nguồn
- Bật công tắc khởi động kính và điều chỉnh độ sáng thích hợp
- Đưa các bộ lọc ánh sáng vào trục quang học (ví dụ: đưa các bộ lọc ND8, ND32 và NCB11 đến chế độ IN ở kính Eclipse 90i, Nikon).
- Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học để quan sát bằng hai thị kính.
- Nâng tụ quang lên vị trí cao nhất (ví dụ: sử dụng núm chỉnh hội tụ tụ quang ở kính Eclipse 90i, Nikon).
- Chọn vật kính 10x vào trục quang học
- Mở hoàn toàn màng chắn trường và màng chắn khẩu độ
- Đưa mẫu lên giá và dịch chuyển giá mẫu (lên, xuống hoặc/và theo chiều ngang, dọc) đến trường quan sát
- Chỉnh hội tụ mẫu.
- Chỉnh điốp và khoảng cách giữa các thị kính để phù hợp với mắt quan sát
- Chỉnh núm hội tụ tụ quang và chỉnh tâm tụ quang bằng các vít (cố định mâm tụ quang xoay).
- Chọn vật kính thích hợp để quan sát mẫu
Quan sát hình ảnh huỳnh quang
- Hạ thấp tụ quang đến vị trí thấp nhất
- Tắt nguồn sáng truyền qua (diascopic)
- Đưa bộ lọc ánh sáng kích thích vào trục quang học
- Mở hoàn toàn màng chắn khẩu độ cho ánh sáng kích thích huỳnh quang
- Kiểm tra cửa trập cho ánh sáng kích thích huỳnh quang đã đóng và mở nguồn sánh kích thích huỳnh quang.
- Mở cửa trập của ánh sáng kích thích huỳnh quang và chỉnh tâm đèn.
- Đưa vật kính 10x vào trục quang học
- Đưa mẫu vào giá đỡ và và dịch chuyển giá mẫu (lên, xuống hoặc/và theo chiều ngang, dọc) đến trường quan sát
- Chỉnh hội tụ
- Chỉnh tâm màng chắn trường
- Chọn vật kính thích hợp để quan sát mẫu
- Để ghi lại hình ảnh hiển vi bằng camera, ta thực hiện các bước sau:
- Chỉnh kính để quan sát hình ảnh rõ ràng trước
- Đẩy cái nẫy đóng mở trục quang học sang chế độ hiển thị trên camera
- Điều chỉnh đầu camera đến đúng vị trí để đạt được hình ảnh rõ nét nhất trên màn hình.
- Thiết lập các chế độ cài đặt của camera
- Lựa chọn chế độ camera phù hợp cho đối tượng quan sát
- Chỉnh chuẩn camera và hình ảnh
- Chụp và lưu lại hình ảnh.
- Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
Duy trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn thiết bị
- Đặt kính ở nơi khô thoáng, không bị nấm mốc.
- Giữ các vật kính và thị kính trong hộp để nơi khô thoáng cùng với chất hút ẩm (túi silicagel, nếu có).
- Tắt nguồn điện và đợi cho nguồn sáng (bóng đèn) nguội hẳn rồi mới che đậy thiết bị.
- Khi không sử dụng kính, phải che phủ cẩn thận để tránh bụi.
- Kính hiển vi phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ hệ quang học trong kính theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường từ 3 – 6 tháng/lần). Giữ liên lạc thường xuyên với đại diện của hãng kính hiển vi hoặc đại lý phân phối tại Việt Nam.
Quản lý thiết bị
- Phải có người phụ trách kỹ thuật và trang thiết bị: hiểu rõ về nguyên lý cũng như cách sử dụng kính hiển vi, chịu trách nhiệm về tình trạng của kính.
- Có sổ theo dõi sử dụng kính hiển vi: ghi ngày, giờ sử dụng; mẫu quan sát; người sử dụng; tình trạng của kính trước và sau khi sử dụng.
- Khi kính hiển vi có sự cố phải thông báo ngay với cấp trên và liên hệ sửa chữa, bảo dưỡng với kỹ sư đại diện ở Việt Nam của hãng sản xuất kính.
- Khi kính hiển vi bị hỏng không thể khắc phục, phải báo với bộ phận có thẩm quyền để thanh lý thiết bị theo quy định, không tự ý thanh lý thiết bị.
Lưu ý khi sử dụng
- Kiểm tra sổ theo dõi sử dụng kính để biết tình trạng của kính.
- Kiểm tra nguồn điện, nguồn sáng cho kính.
- Lau chùi bụi của kính hàng ngày bằng khăn lau sạch
- Không được làm xước, làm bẩn thấu kính, bộ lọc. Nếu thấu kính hay bộ lọc bị bẩn phải lau chùi bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
- Không để đèn phát sáng bị bẩn.
- Không chạm tay vào nguồn sáng, dễ bị bỏng.
- Nguồn sáng tia cực tím của kính hiển vi huỳnh quang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sử dụng dầu nhúng khi quan sát với vật kính có độ phóng đại lớn (tùy theo từng loại kính và mẫu quan sát)
- Khi kết thúc quá trình quan sát mẫu, phải tắt nguồn điện và che phủ kính cẩn thận.
- Ghi vào sổ theo dõi sử dụng kính.
Tags: 3d vina, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, hiệu chuẩn thiết bị, kính hiển vi, máy đo 2d, máy đo 3d, sửa chữa