CÁC THÔNG SỐ TRÊN VẬT KÍNH CỦA KÍNH HIỂN VI

CÁC THÔNG SỐ TRÊN VẬT KÍNH CỦA KÍNH HIỂN VI

Trên vật kính của kính hiển vi quang học có rất nhiều ký hiệu như chữ, số hoặc một số ký hiệu đặc biệt khác. Vậy những ký hiệu này có ý nghĩa gì?

Các ký hiệu nói trên cho ta biết thông số kỹ thuật của vật kính trên kính hiển vi. Dưới đậy sẽ trình bày một số ký hiệu cơ bản thường gặp trên vật kính để các bạn có thể tham khảo khi lựa chọn kính hiển vi quang học bởi vì:

Thứ nhất, các thông số này liên quan đến cấu hình tức liên quan đến giá tiền của loại kính hiển vi mà bạn chọn, thậm chí quyết định phần lớn giá trị của kính hiển vi.

Thứ hai, có một số cấu hình vật kính không cần thiết hoặc không phù hợp với công việc của bạn mà bạn không nên chọn.

Thứ ba, nắm được cấu hình này sẽ rất thuận tiện khi cần thay thế vật kính nếu vật kính của bạn có vấn đề.


Thứ tư, sử dụng vật kính đúng theo chỉ dẫn trên các thông số sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt nhất hay khai thác được sức mạnh của kính hiển vi.

Đầu tiên chúng ta nói đến độ phóng đại. Có lẽ ký hiệu độ phóng đại là rõ ràng nhất, vì những người sử dụng kính hiển vi cơ bản phải biết được vật kính đang sử dụng có độ phóng đại bao nhiêu. Con số chỉ độ phóng đại trên vật kính thường được in lớn nhất nên rất dễ phân biệt. Thường thì bạn sẽ thấy 4 giá trị độ phóng đại sau trên vật kính của kính hiển vi quang học là 4, 10, 40, 100. Độ phóng đại của kính hiển vi được tính bằng cách nhân các độ phóng đại của vật kính này với độ phóng đại của thị kính. Mỗi đọ phóng đại tương ứng với một vòng màu trên vật kính:

  • Màu đỏ: 4x hoặc 5x
  • Màu vàng: 10x
  • Màu xanh lá cây: 20x
  • Màu xanh dương: 40x, 50x hoặc 60x
  • Màu trắng: 100x

Tiếp theo là khẩu độ, các bạn có thể thấy một số giá trị sau ghi trên vật kính: 0.65, 0.75, 1.25, …Các con số này thường đi liền ngay sau độ phóng đại, cách nhau một dấu “/”, hoặc có thể nằm ngay bên dưới giá trị độ phóng đại. Các con số này sẽ thay đổi chứ không cố định cũng như độ phóng đại. Đây chính là số khẩu độ , là góc mở cần thiết để vật kính có thể nhận ánh sánh. Giá trị này quyết định độ phân giải của cả hệ thống. Để có được độ phân giải tối đa thì màng chán sáng (Iris diaphragm) phải được chỉnh tới giá trị bằng hoặc lớn hơn số khẩu độ của vật kính đang sử dụng.

Ở một số vật kính bạn có thể thấy con số 160. Con số này cho biết chiều dài ống quang học tiêu chuẩn là 160mm. Với cùng một giá trị chiều dài này, các vật kính của các hãng khác nhau có thể thay thế được cho nhau.

0.17: Con số này cho biết độ dày của lamen (coverslip). Nếu độ dày của lamen không đạt được kích thước này thì độ phân giải của hình ảnh sẽ thấp.

Đó là các con số trên vật kính, bây giờ là các con chữ.

A hoặc ACHRO tùy thuộc vào hãng sản xuất. Là vật kính tiêu sắc hiệu chỉnh quang sai màu, chỉ với 2 mà. Vật kính tiêu sắc thường dùng trong giảng dạy và là loại rẻ nhất.

PLAN: hay còn gọi là vật kính phẳng cho hình ảnh tập trung ra tới rìa ngoài cảu vùng ảnh. Loại này sử dụng với mục đích chụp lại hình ảnh từ kính hiển vi,là loại mắc tiền hơn.

PLANAPO: Còn gọi là vật kính tiêu sắc phẳng. Vật kính này cho hình ảnh tập trung tới rìa ngoài và hiệu chỉnh quang sai màu lên tới 4 màu. Loại này rât mắc tiền và không cần thiết sử dụng khi giảng dạy

OIL: Vật kính này phải ngâm dầu để soi. Lưu ý không sử dụng dầu soi cho các vật kính không có kí hiệu này

P, POL hay SF: Nhứng vật kính này được thiết kế để quan sát với kính hiển vi phân cực

PL hoặc NH: Những vật kính này được thiết kế sử dụng cho quan sát tương phản pha. Vật kính PL hay Positive Low tạo hình ảnh đối tượng quan sát đen hơn màu nền. Còn vật kính NH hay Negative High tạo hình ảnh đối tượng quan sát sáng hơn màu của nền.

Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,