5 câu hỏi phỏng vấn QC thường gặp khi đi xin việc

Các dạng câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn QC

Trong mỗi buổi phỏng vấn, các ứng viên thường sẽ gặp hai dạng câu hỏi chính là: Về thông tin cá nhân và về kiến thức chuyên ngành. Đây là khuôn mẫu được áp dụng vào mọi buổi phỏng vấn tuyển dụng, cho tất cả vị trí thuộc các lĩnh vực khác nhau.

 

Các ứng viên thường sẽ gặp hai dạng câu hỏi chính trong mỗi buổi phỏng vấn là: Câu hỏi về thông tin cá nhân và về kiến thức chuyên ngành

Đối với bộ câu hỏi về thông tin cá nhân ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ hỏi một vài câu đơn giản như: Giới thiệu bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, sự hiểu biết về công ty cũng như vị trí ứng tuyển,… Mục đích là để nắm bắt được thông tin, sự quan tâm và mong muốn của bạn trong công việc.

Về kiến thức chuyên môn, tùy từng vị trí cụ thể, bạn sẽ được hỏi nhiều câu hỏi chuyên môn khác nhau. Đối với các ứng viên thực tập sinh, bạn chủ yếu được hỏi câu hỏi liên quan đến cách áp dụng, định nghĩa. Mặt khác, nếu đã có kiến thức, kinh nghiệm về công việc, câu hỏi cũng khó và yêu cầu cao hơn.

Một số câu hỏi phỏng vấn QC thường gặp khi đi xin việc bạn cần nắm rõ

Trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn QC, bạn cần luyện tập, chuẩn bị thật kỹ lưỡng các câu trả lời về bản thân, cách ứng xử và kiến thức chuyên môn thật tốt. Bạn có thể tham khảo một số câu phỏng vấn phổ biến dưới đây:

“Ứng viên hãy giới thiệu sơ qua về bản thân” – câu hỏi phỏng vấn QC thường gặp

Điều đầu tiên nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên trong bất kỳ một buổi phỏng vấn nào chính là thông tin cá nhân. Đây được xem là lời chào hỏi của bạn đến người phỏng vấn, họ sẽ nắm bắt được thông tin cơ bản và định hướng những câu hỏi tiếp theo khi bạn giới thiệu sơ lược.

 

Giới thiệu sơ qua về bản thân được xem là lời chào hỏi của ứng viên đến người phỏng vấn

Đối với câu hỏi này, ứng viên hãy trả lời chuyên nghiệp, ngắn gọn trong khoảng từ 2 – 3 phút. Theo đó, bạn cần giới thiệu về họ tên năm sinh, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc về vị trí QC trong doanh nghiệp sản xuất..

Tại sao bạn lại lựa chọn công ty/tổ chức của chúng tôi?

Nhà tuyển dụng muốn xác định được sự hiểu biết của bạn đối với công ty, lĩnh vực kinh doanh,… đối với câu hỏi này. Qua đó, bạn sẽ thể hiện được sự quan tâm nhất định của mình về doanh nghiệp, đặc điểm, yếu tố cụ thể nào thu hút sự chú ý của bạn.

Ngoài ra, ứng viên có thể trình bày thêm lý do đọc được tin tuyển dụng tại đâu. Điều này giúp rất nhà tuyển dụng rất nhiều để đánh giá phương pháp tuyển dụng công ty đang áp dụng có hiệu quả hay không.

Bạn hãy cho biết kế hoạch chất lượng dự án có vai trò gì?

Ứng viên hãy trả lời kế hoạch chất lượng dự án còn được biết đến với cái tên PQP. Đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sản phẩm và quy trình thực hiện dự án.

 

Ứng viên có thể trả lời kế hoạch chất lượng dự án đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sản phẩm

Kế hoạch chất lượng dự án được làm nên từ kết cấu các dự án trong doanh nghiệp. Trong đó, siêu kết cấu PQP gồm các hoạt động có vai trò đảm bảo chất lượng.

Tại sao bạn lại có tự tin với vị trí QC của công ty chúng tôi?

Dù trong CV xin việc bạn đã trình bày về kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn lại vấn đề này. Khi đó, bạn hãy chọn lọc một số kinh nghiệm có liên quan đến vị trí QC đang ứng tuyển.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhắc đến những dự án kiểm soát chất lượng từng thực hiện. Hoặc nhắc đến những thành tích bản thân đã đạt được. Bạn hãy tận dụng cơ hội này để PR bản thân và tạo ấn tượng tốt trong lòng nhà tuyển dụng.

Bạn có thể phân biệt được vị trí công việc QC và QA hay không?

Với câu hỏi tuyển dụng này, bạn có thể đưa ra câu trả lời rằng dù QA và QC là hai lĩnh vực liên quan đến nhau nhưng tính chất lại tách biệt hoàn toàn. Cụ thể:

 

“Bạn có thể phân biệt vị trí công việc giữa QA và QC hay không?” là một trong những câu hỏi phỏng vấn QC thường gặp

Phân biệtChi tiết

✔ QA(vị trí đảm bảo chất lượng sản phẩm)

Đây là quá trình được thực hiện theo hệ thống bao gồm: Xác định phương án -> Lập kế hoạch -> Thực hiện và xem xét các quy trình trong sản xuất.

Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tóm tại, QA là bộ phận thực hiện công tác chỉ huy, nhân viên vị trí này sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quy định, tiêu chuẩn trong khâu kiểm tra để đảm bảo tối đa chất lượng.

✔ QC(kiểm soát chất lượng)

Nếu QA là lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát, QC lại là khâu thi hành, thực hiện trực tiếp những quy định được đặt ra.

Thông thường, các công ty thường xen kẽ QC tại mỗi công đoạn sản xuất. Giúp mỗi công đoạn đảm bảo chất lượng được đạt chuẩn.

Tóm lại, nhân viên bộ phận QC có nhiệm vụ là đo đạc trực tiếp, theo dõi xem khâu sản xuất từng sản phẩm đã làm đúng yêu cầu hay chưa.

 

Tóm lại, QA và QC đều là bộ phận hợp tác chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết, đảm bảo sản phẩm được sản xuất phù hợp với quy chuẩn đề ra về chất lượng.

Ứng viên nên trình bày thật rõ ràng những thông tin này để nhà tuyển dụng biết được bạn là người có sự am hiểu chuyên sâu với lĩnh vực bản thân đang ứng tuyển.

Tags: , , , , , , , ,